Sáp đánh bóng kim loại và những lưu ý khi sử dụng
Sáp đánh bóng kim loại được xem là một trong những vật liệu hữu ích, mang tính ứng dụng cao trong cả ngành công nghiệp và trong đời sống. Bài viết dưới đây là đầy đủ những kiến thức căn bản về sáp đánh bóng.
Sáp đánh bóng kim loại là gì?
Sáp đánh bóng kim loại hay còn được biết đến với tên gọi khác như sáp đánh phá, hay lơ đánh bóng. Đây thực chất là một sản phẩm đánh bóng kim loại thủ công được làm từ chất liệu bằng bột nhôm và các chất phụ gia có tác dụng kết dính khác.
Trong các vật liệu từ kim loại, inox được đánh giá là vật liệu yêu cầu tính thẩm mỹ lên đến tuyệt đối về bề mặt. Bởi lẽ, đây là nguyên liệu chính để tạo nên đồ gia dụng, các vật liệu nội thất, ngoại thất. Để đáp ứng được đòi hỏi về mức độ sáng bóng này thì lơ sáp hay bánh vải để mài là những vật dụng không thể thiếu.
Tìm hiểu về sáp đánh bóng kim loại
Ngoài ra, về kích cỡ, các sản phẩm sáp đánh bóng thường được chia làm 2 loại: 0,8kg và 1kg. Do đó, tùy vào nhu cầu của khách hàng mà nhà phân phối sẽ đóng sáp thành hộp theo trọng lượng phù hợp.
Có những loại sáp đánh bóng nào?
Sáp đánh bóng được chia làm hai loại: sáp đánh phá và sáp đánh mịn. Giống như tên gọi của mỗi loại, tùy theo nhu cầu sử dụng mà sáp đánh bóng được lựa chọn và dùng với mục đích, công dụng khác nhau.
– Sáp đánh phá (bước thô): là loại sáp được sử dụng cho công đoạn đánh thô bề mặt sản phẩm, tạo bề mặt nhẵn, mịn để chuẩn bị cho công đoạn đánh bóng. Bước đánh thô này rất quan trọng, bề mặt sản phẩm muốn bóng sáng phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn đánh thô này.
Sáp đánh phá có nhiều loại nhưng thường quy ước bằng màu nâu, để đảm bảo đem lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình xử lý, nên lựa chọn loại sáp phù hợp với từng mức độ thô ráp của bề mặt sản phẩm và chất liệu của sản phẩm.
– Sáp đánh mịn (bước trung): là loại sáp chuyên dụng cho công đoạn đánh mịn, bóng bề măt sản phẩm. Sau khi đánh phá, người ta thường sử dụng loại sáp đánh bóng này.
– Sáp đánh bóng (bước tinh): Là loại sáp được sử dụng ở bước cuối cùng trong việc gia công đánh bóng bề mặt kim loại, thường được kết hợp với bánh vải để xử lý lại bề mặt cho bóng sáng.
Bên cạnh đó sáp đánh bóng còn phân chia dạng cứng và dạng nước:
– Dạng cứng: dạng viên hình khối, dùng thủ công, bôi lên quả mài.
– Dạng nước: dùng cho máy tự động, phun lên sản phẩm hoặc quả mài khi máy chạy.
Lựa chọn sáp đánh bóng kim loại đúng cách
Được ví như chất xúc tác trong việc đánh bóng kim loại, sáp đánh bóng dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng cả trong công nghiệp và đời sống thường nhật. Tuy nhiên, cũng bởi vậy mà ngày càng nhiều nhà sản xuất, nhà cung cấp đưa ra thị trường các loại sáp với mẫu mã, chất liệu riêng biệt. Bởi vậy, để lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu đánh bóng của mình, người dùng cần lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín, đồng thời nên thử nghiệm trực tiếp trên bề mặt để có được loại sáp như mong muốn.
Những lưu ý khi sử dụng sáp đánh bóng kim loại
Sau khi đã lựa chọn được loại sáp đánh bóng theo đúng mong muốn, yêu cầu của bề mặt vật dụng, quá trình sử dụng của người dùng cũng cần lưu ý một số điều như sau:
- Để bôi sáp lên bề mặt bánh mài, cần để cho máy mài chạy ổn định sau đó mới đưa sáp tiếp xúc bề mặt bánh mài đang quay.
- Để đảm bảo siết chặt ốc cố định bánh mài, tránh tình trạng bánh dừng quay đột ngột khi xử lý bề mặt sản phẩm
- Chỉ nên cho một lượng vừa đủ sáp lên bề mặt bánh mài (theo kinh nghiệm sản xuất)
- Đeo găng tay khi thao tác vì khi xử lý sản phẩm sẽ sinh nhiệt, tránh bị bỏng tay